Cùm đơn giàn giáo là một thiết bị giàn giáo


Ván khuôn thì có nhiều loại và cách phân loại ván khuôn cũng tuỳ thuộc vào nhiều chức năng của ván khuôn. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý khách hàng về ván khuôn di động

Ván khuôn di động là loại ván khuôn không tháo rời từng bộ phận sau mỗi chu kỳ hoạt động mà để nguyên di chuyển sang vị trí sử dụng cho chu kỳ tiếp theo. Ván khuôn di động theo phương thẳng đứng có 3 loại:

1. Ván khuôn leo

Là loại ván khuôn bám vào công trình để di chuyển lên cao. Khi bê tông đạt cường độ cho phép, tháo ván khuôn và di chuyển mảng ván khuôn lên một đoạn khác. Ván khuôn leo dùng để đổ bê tông những công trình có chiều cao lớn như: xilo, ống khói, đập nước,…

Cấu tạo của các mảng ván khuôn leo luân chuyển rất đặc biệt, có thể là 1 đến 3 hàng. Chiều cao mỗi hàng từ 0.6 – 1.2m, các hàng liên kết với nhau và liên kết vào kết cấu đã chịu lực

Ván khuôn trong thực tế có nhiều kiểu khác nhau, nhưng thường gặp 2 dạng:

  • Ván khuôn có chiều cao nhỏ (1.2m), lắp tháo bằng thủ công, hàng trên nối với hàng dưới bằng khớp, điều chỉnh phương của ván khuôn bằng bu long
  • Ván khuôn có chiều cao lớn (1.8 – 2.4 – 3m), lắp tháo bằng cơ giới. Giữ ván khuôn bằng bu long, neo vào đợt bê tông đã đổ ở dưới, điều chỉnh phương của vá

    n khuôn bằng các bu long ở gần mút phía dưới sườn đứng của ván khuôn

2. Ván khuôn treo:

Toàn bộ ván khuôn được treo trên tháp nâng đặt ở trung tâm và được nâng lên bằng thiết bị nâng theo chu kỳ, tuỳ thuộc vào thời gian đông kết của bê tông

Cấu tạo của ván khuôn treo:

  • Ván khuôn mặt trong và ngoài
  • Hệ sàn thao tác trên và dưới
  • Trụ trung tâm, hệ thống dây và tăng đơ có tác dụng treo và di chuyển ván khuôn lên cao

3. Ván khuôn trượt:

Là loại ván khuôn di động đứng, được di chuyển liên tục trong suốt quá trình đổ bê tông. Ván khuôn trượt được dùng phổ biến trong thi công các kết cấu thẳng đứng như xilo, ống khói nhà máy, xây dựng nhà cao tầng

Cấu tạo

  • Hệ ván khuôn bao quanh toàn bộ kết cấu cần phải đổ bê tông
  • Hệ khung tích có tác dụng tiếp nhận áp lực của vữa bê tông và tải trọng trong quá trình thi công
  • Sử dụng các kích thuỷ lực bám vào các thanh trụ thép trong bê tông để nâng hệ thống ván khuôn lên. Các kích này được nối với nhau thành những chuỗi và được điều khiển qua trạm vận hành máy bơm trung tâm
  • Những thanh trụ thép tiếp nhận toàn bộ tải trọng của hệ ván khuôn, sàn công tác, thiết bị và nguyên liệu truyền thống móng của công trình

Lắp dựng ván khuôn trượt

  • Sau khi thi công xong móng công trình, tiến hành lắp dựng ván khuôn
  • Lắp khung tích, lắp kích
  • Lắp đặt các thiết bị kiểm tra
  • Kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn, kiểm tra sự làm việc của hệ kích, máy bơm dầu

Sau khi trượt hết chiều cao của công trình người ta cho hệ ván khuôn trượt cao hơn cốt của công trình 0.5-0.6mm, sau đó tháo dần các bộ phận ra bằng cần cẩu

Leave a Reply